Tuesday, May 31, 2011

Phần II: Tinh hoa của tất cả



Bây giờ chúng ta hãy cùng tập trung đôi mắt và trí tưởng tượng của mình vào một bức tranh có thể nói là đẹp về bố cục, hay về nội dung và có tính hình tượng cao. Có thể nói đây là một tuyệt tác của ông cha ta. Một bức tranh chứa đựng đầy đủ các yếu tố tinh hoa của Văn hóa Việt.

Thú thực là càng nghiền ngẫm bức tranh này tôi càng cảm phục tổ tiên mình về trí tưởng tượng và óc thẩm mĩ tuyệt vời! Chỉ có những người đã thấu hiểu hết mọi điều trong vũ trũ thì mới có được những sáng tạo đỉnh cao đến như vậy. Nó thể hiện một triết lí và tư tưởng về hạnh phúc về tình yêu thiên nhiên và con người, về một lối sông giản dị nhưng đầy nhân bản. Đó chính là bức tranh Chăn trâu thổi sáo.

Tranh Chăn trâu thổi sáo

Dễ dàng nhận thấy ngay yếu tố Âm Dương, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng:

Hai sừng trâu cong vút tượng trưng cho Âm Dương, đầu trâu quay về bên phải (duy Dương) nên đuôi trâu cong Âm. Bồn chân trâu tượng trưng cho Tứ Tượng:

- Chân cong : tượng của Nước (Âm)

- Chân gắn với lông đuôi : tượng của Gió

- Chân bên cạnh có đám cỏ vẽ cách điệu ngọn lửa bốc cao tượng của Lửa.

- Chân còn lại chống thẳng đứng như ngọn núi thẳng nhô lên tượng của Đất.

Đặc biệt với bức tranh này yếu tố Lưỡng Nghi lại không phải ở cặp sừng mà lại ở đôi tai. Cả hai tai đều có hai màu là đen và đỏ biểu hiện tính Âm Dương. Cặp sừng ở đây ngoài nghĩa Âm Dương còn mang một nghĩa nữa là Duy Âm và Duy Dương. Cụ thể như sau:

- Tai ở dưới đi cùng sừng Duy Âm _ vì có hình cong giống với hình được tìm thấy trên ghế Thầy đồ Cóc và dải lụa ở tranh Hứng dừa _ nên ta có Lưỡng nghi Âm.

- Tai ở trên đi cùng sừng Duy Dương _ vì có hình cong ngược với hình cong được tìm thấy trên ghế Thầy đồ Cóc và dải lụa ở tranh Hứng dừa _ nên ta có Lưỡng nghi Dương.

Còn một yếu tố quan trọng nữa đó là Thái Cực. Hãy nhìn hình ảnh chiếc lá sen trên đâu chú bé Mục Đồng, lá sen được vẽ ở vị trí trên cùng, to hơn mức bình thường nhằm mục đích nhấn mạnh ý bao trùm lên mọi thứ.

Hình tượng Lá sen

Trong Kinh Dịch có câu “Thái Cực sinh Lưỡng Nghi , Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng , Tứ Tượng sinh Bát Quái”. Ở đây trên lá sen có các gân lá bắt nguồn từ một điểm và từ đây tỏa đi các nhánh, thể hiện đây là nơi khơi nguồn của tất cả, là nguồn gốc cho mọi sự sinh sôi nảy nở của muôn loài, điểm đó chính là Thái Cực. Chính vì thế mà lá sen tượng trưng cho Thái Cực, cho sự khởi nguồn, cho sự bao chùm, Thái Cực bao chùm lên tất cả.

Bọc lá sen và 2 nụ sen

Chính vì coi là sen là Thái Cực bao chùm nên hình ảnh lá sen trên thân trâu được vẽ bao bọc lên hai nụ sen màu trắng. Điều này có khiến chúng ta liên tưởng đến điều gì không nhỉ? Phải chăng đây lại là hình ảnh tượng trưng cho bọc trứng của Tổ mẫu Âu Cơ chứa hai di thể gen của Âu Cơ và Lạc Long Quân trong truyền thuyết Bọc trăm trứng. Nếu vậy thì cậu bé ngồi trên lưng trâu được che phủ bằng lá sen kia phải chăng là người sinh ra từ bọc trứng đó và phải chăng bông sen đỏ trên lưng trâu chính là tượng trưng cho Tổ phụ Lạc Long Quân. Liệu có thể không??? Hãy cùng tôi đi tìm lời giải nhé:

Đầu tiên hãy để ý cái đầu của con trâu được vẽ khá nổi bật với 2 sừng cong vút + 2 tai vểnh cao nghe tiếng sáo + cái mồn dài:

Nếu ta bỏ 2 tai đi chỉ để lại cái sừng Âm Dương và cái mõm dài ta sẽ co hình sau:

Đây chính là biểu tưởng của phái nữ, phái Âm, biểu tượng của sự sinh nở. Ngoài ra đôi mắt trâu được vẽ mi cũng cho thấy đây là trâu cái chứ không phải trâu đực (Trâu đực trong tranh Chọi Trâu có cơ bắp nổi lên cuồn cuộn còn trâu ở đây được vẽ thanh mảnh hơn). Vậy là rõ ràng cái đầu trâu này có ngụ ý nói đến vấn đề sinh nở rồi.

Bây giờ xét đến bông sen màu đỏ (Hỏa – lửa) trên lưng trâu màu đen (Thủy – nước). Để chứng minh đây có phải là biểu tượng của Lạc Long Quân không hãy quay trở lại bức tranh Đàn cá và truyền thuyết về Lạc Long Quân.

Tranh Đàn cá

Ở bức tranh Đàn cá có vẽ rất rõ hình ảnh bông hoa sen nở rộ. Trong truyền thuyết có nói Lạc Long Quân là con trai của Kinh Dương Vương vị vua đầu tiên của người Việt), Kinh Dương Vương lại là con trai của Đế Minh, mà Đế Minh lại là cháu 3 đời của thần họ mặt trời Viêm Đế. Suy rộng ra là Tổ phụ Lạc Long Quân thuộc dòng dõi mặt trời (Dương).

Giờ hãy xem hoa sen và mặt trời có gì tương đồng. Hoa sen nở rộ có nhụy màu vàng hình tròn ở giữa xung quanh là các cánh sen thon nhon màu đỏ rất giống với hình mặt trời tỏa sáng trên Trống Đồng:

Vậy hoa sen tượng trưng cho mặt trời là rất hợp lí. Ở bức tranh Đàn cá cũng thấy rõ là có 3 cái cuống sen được vẽ bằng nhau và cách đều nhau:

Điêu này có chủ ý rõ ràng muốn ám chỉ đến quái Càn

Càn có mã nhị phân là 111 tương đương với ●●●. Mà Càn chính là Mặt trời, là ánh sáng, là Đế Minh, là hình tượng gà trống trong bức tranh Chọi gà. Vậy là quá rõ rồi. Từ truyền thuyết và bức tranh Đàn cá có thể kết luận rằng hình tượng bông sen là tượng trưng cho mặt trời và cũng là tượng trưng cho dòng dõi mặt trời Lạc Long Quân.

Vậy thì cậu bé ngồi trên lưng trâu kia có phải là Vua Hùng được sinh ra từ bọc trứng lá sen không, giờ sẽ chứng minh điều này.

Điều đầu tiên hay để ý chỏm tóc trên đầu cậu bé được vẽ cách điệu hình mặt trời tỏa sáng.

Thứ hai là tấm thảm mà cậu bé ngồi lên có vẽ hình hoa màu đỏ trên nền màu đen cùng các hoa văn uốn lượn. Màu đen ở đây giống với màu đen trên lưng trâu là màu của Thủy tức là nước. Hoa màu đỏ chính là hoa sen. Hoa văn uốn lượn chính là biểu tượng của lá sen, hãy so sánh nó với đường nét của lá sen trên đỉnh đầu cậu bé ta sẽ thấy ngay sự tương đồng:

Tấm thảm chú giải cho nội dung hoa và lá sen trên lưng trâu

Vậy là tấm vải này chính là một thứ phụ họa diễn giải tóm tắt, đơn giản hóa cho cụm hình ảnh hoa sen, lá sen và lưng trâu. Và chính là tượng trưng cho cái đầm sen _ một hình ảnh rất quen thuộc với người Việt Nam chúng ta.

Tấm thảm này cũng cho thấy địa vị của chú bé này không phải là một chú bé mục đồng bình thường.

Thứ ba là chiếc sáo mà cậu bé đang thổi có gắn một dải lông trông như cái phất trần, tượng trưng cho gió hay khí.

Thứ tư là hình ảnh lá sen bọc trứng và bông sen trên lưng trâu có cuốn nối với người cậu bé thể hiện một mối quan hệ nào đó.

Bốn chi tiết này muốn truyên tải một thông điệp gì? Đó là cậu bé này được sinh ra từ một cái bọc, là con cháu thuộc dòng dõi mặt trời, sống ở nơi có nhiều ao hồ nước và hoa sen (đó chính là nước Văn Lang có kinh đô là Phong Châu (gió)) và cậu bé này thuộc tộc Gió. Lưu ý là người cậu bé không phải là màu hông mà là màu trắng, màu hồng không có trong 5 màu thường thấy trong tranh Đông Hồ là Đen, Đỏ, Vàng, Trắng, Xanh (điều này chứng tỏ những bức tranh về sau này đã bị tam sao thất bản do không nắm dõ ý nghĩa đích thực của tranh).

Quá đúng rồi còn gì. Cha thuộc tộc Nước sống đưới biển kết hôn với mẹ thuộc tộc Lửa sống trên núi sinh ra con thuộc tộc Gió sống ở vùng đồng bằng ao đầm Phong Châu. Vậy là bức tranh này vửa thể hiện được triết lí Âm Dương vừa truyền tải được nội dung của truyền thuyết lịch sử. Thật là một sáng tạo tuyệt vời của ông cha ta! Một bức tranh có rất nhiều ý nghĩa!

Ngoài ra tổng thể bức tranh cũng toát lên một nội dung về một tư tưởng hết sức cao đẹp. Đó là triết lí sống hòa mình vào với thiên nhiên, con người chính là một phần của tự nhiên, hãy sống hài hòa với cỏ cây hoa lá để được thiên nhiên che trở bao bọc.

Hình ảnh cậu bé ngồi trên lưng trâu thong thả thổi sáo với chiếc lá sen trên đầu là một hình ảnh đẹp và đầy chất lãng mạn. Người và trâu không hề có sự ràng buộc nào cả, cả hai cùng nhau say sưa hòa cùng tiếng sáo trong treo, cùng hướng đến những giá trị cao đẹp của nghệ thuật, của sự tự do hạnh phúc.

Phụ lục tranh Chăn trâu thả diều:

Nhìn bức tranh này ta có thể thấy đây là một bức tranh phóng tác theo tranh Chăn trâu thổi sáo. Hai bức tranh này không phải cùng một tác giả mà thuộc về hai tác giả khác nhau và trình độ vẽ cũng thuộc hai đẳng cấp khác nhau. Ở bức tranh Chăn trâu thả diều đường nét và bố cục có phần thô và cứng hơn, mặc dù cũng đã nắm bắt được khá đầy đủ tư tưởng Dịch nhưng chưa đạt đến mức điêu luyện và kinh điển như bức tranh chăn trâu thổi sao. Hình ảnh chiếc chiếu phủ trên lưng trâu cũng cho thấy địa vị thấp hơn của nhân vật chính là cậu bé mục đồng.


Mục Đồng

NGUYỄN NAM ANH

Thursday, May 19, 2011

I.7 Ý nghĩa của sự đối xứng


Có một bức tranh có ý nghĩa và bố cục tương tự như bức tranh Chọi Gà đó là bức tranh Chọi Trâu. Bức tranh này cũng có một nội dung tương tự là miêu tả quá trình ban đầu hình thành vũ trụ (khởi nguyên)

Ở bức tranh Chọi gà ta đã thấy hình tượng Lưỡng Nghi được thể hiện qua hình ảnh 2 cánh gà của 2 con gà trống đối xứng nhau, vậy ở bức tranh này Lưỡng Nghi ẩn chứa ở chỗ nào? Dễ dàng nhận ra ngay ở hai cái sừng cong trên đầu trâu.

So sánh với hình cong ở các bức tranh mà ta đã xét Âm Dương sẽ thấy ngay sự tương đồng. Một cặp sừng trâu chính là biểu tượng cho Âm Dương, sừng bên trái là Dương còn sừng bên phải là Âm. Hai con trâu cũng ở tư thế đối chọi nhau nên ta cũng có 2 cặp sừng tương ứng với 2 Lưỡng Nghi :

Trâu bên trái có đầu quay về bên phải nên là duy Dương , vì thế mà sừng bên phải tượng trưng cho Âm bị che khất đi một phần. Ta có lưỡng nghi O● tức Âm của Dương.

Trâu bên phải có đầu quay về bên trái nên là duy Âm, vì thế mà sừng bên trái bị ẩn đi chỉ vẽ mỗi sừng bên phải.

Ta có Lưỡng Nghi ●O tức Dương của Âm.

Ở mỗi trâu đều có 4 chân tượng trưng cho Tứ Tượng Âm và Tứ Tượng Dương. Cộng lại ở cả 2 trâu ta có 8 quái. Thật là quá hợp lí!!

Có một điểm đáng chú ý là cái đuôi trâu. Trâu bên trái có đuôi cong là tượng của Âm, trâu bên phải có đuôi thẳng đứng là tượng của Dương. Điều này có liên quan đến sự chuyển hóa Âm Dương thường thấy trong các cặp đối xứng giống như bức tranh Đàn lợn Âm bản và Dương bản. Đầu trâu là Dương rồi thì đuôi sẽ Âm và ngược lại đầu là Âm thì đuôi sẽ là Dương _ Âm Dương chuyển hóa, Âm trong Dương và Dương trong Âm.

Có một điểm thú vị nữa ở cái đuôi trâu này là phần lông ở cuống đuôi trâu bao giờ cũng được vẽ cách điệu theo hình lá đa, khiến ta liên tưởng đến trò chơi Trâu lá đa mà ngày xưa bọn trẻ con vân thường chơi. Con trâu làm từ chiếc lá đa là một sản phẩm đầy tính sáng tạo thể hiện sự khéo léo, thông minh và trí tưởng tượng tuyệt vời của người Việt mà cụ thể ở đây là đám trẻ mục đồng, mang đậm nét văn hóa dân gian: dản dị, mộc mạc và gần gũi với thiên nhiên.

Ngoài ra số đốm xoáy trên lưng hai trâu cũng khác nhau. Trâu bên trái có 4 đốm xoáy, số 4 là số chẵn _ âm, chuyển sang hệ nhị phân sẽ là 100 tức ●OO , vì trâu này duy Dương nên sẽ phải là O O ● nghĩa là quái Cấn . Trâu bên phải có 5 đốm xoáy, 5 là số lẻ _ Dương, chuyển sang hệ nhị phân là 101 tức ●O● , vì trâu này duy Âm nên sẽ phải là ●●O nghĩa là quái Đoài . Hai quái này ở vị trí đối xứng nhau trong Tiên Thiên Bát Quái và tổng các hào có tỉ lệ Âm Dương là cân bằng. Đoài ở đây mang nghĩa là nước, hoàn toàn phù hợp với màu sắc đen (Thủy) của trâu. Còn Cấn nghĩa là núi tượng của đất. Đất và nước là nền tảng cho sự sống phát triển, tiếp đó là ánh sáng và không khí.

Như vậy hình ảnh 2 trấu chọi nhau và đốm xoáy trên 2 con trâu cho thấy tính vừa đối xứng vừa cân bằng về Âm Dương. Điều này phù hợp hoàn toàn với nguyên lí Âm Dương. Nói chung đây là một bức tranh thể hiện rất rõ nguyên lí Âm Dương và lý thuyết về sự khởi nguyên vũ trụ.

Ở bức tranh này cũng dễ thấy là màu xanh rất ít và nằm rải rác trên nền màu đen (Thủy) à diễn tả thời kỳ khởi nguyên mới có những sự sống ở dạng sơ khai trong nước như tảo…

Cả hai bức tranh Chọi trâu và Chọi gà đã cho thấy một bằng chứng là: ông cha ta ngày xưa nếu như không phải là tác giả của Dịch thì cũng là những bậc thầy trong việc sử dụng Dịch. Nó thể hiện một nền tri thức đã đạt tới trình độ có thể hiểu thấu qui luật của vũ trụ, qui luật tiến hóa của muôn loài. Và những kiến thức đó đã được nâng lên tầm triết học, được thể hiện ở mọi mặt trong cuộc sống, ngay cả trong nghệ thuật - tranh vẽ.

Cách phân bố quẻ Dịch của Trung Hoa hoàn toàn là bắt trước mà không hiểu dõ nguyên lí. Chỉ đơn thuần sắp xếp các hào Âm Dương theo kiểu hệ nhị phân nên không thể hiện được rõ yêu tố “Thái Cực sinh Lưỡng Nghi , Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng , Tứ Tượng sinh Bát Quái” và “trong Âm có Dương, trong Dương có Âm”. Dịch của Trung Hoa là Dịch học theo triết lí Âm Dương của ông cha ta, tự suy diễn ra Bát Quái rồi gán ghép cho nó với đồ hình Hà Đồ của vua Phục Hi là hoàn toàn ngộ nhận.


Mục Đồng
NGUYỄN NAM ANH

Wednesday, May 18, 2011

I.3 Tranh Hứng dừa_ Âm - Dương


Thoạt nhìn ta chỉ thấy đây là một bức tranh nói về cảnh sinh hoạt rất bình dị của cư dân vùng nhiệt đơi. Có sự tham gia của đầy đủ các thành viên trong gia đình. Nói chung đây là một hình ảnh rất đẹp về mối quan hệ gia đình khăng khít xum vầy, một nét đặc thù của Văn hóa Việt.

Vậy thì có gì đặc biệt ở bức tranh này? Hãy để ý vào hình ảnh cây dừa, mang tính ước lệ rất cao. Trước hết hãy đặt câu hỏi Tại sao lại chọn cây dừa mà không phải cây cau? Vì thứ nhất cây dừa mọc cong còn cây cau mọc thẳng, thứ hai là gốc dừa thường phình to dễ làm người xem liên tưởng đến hình nòng nọc đầu to còn đuôi và thân nhỏ dần. Giờ hãy tiến hành phân tích mổ sẻ cái cây này.

Cây dừa có hình cong "("


Cây dừa này có thân hình cọc hay cột (Dương tính) được ghép lại từ nhiều khấc có hình vạch ngang giống như hào Dương trong Kinh Dịch, mỗi khấc lại có nhiều chấm nhỏ ● (Nọc – Dương). Vậy có nghĩa thân cây dừa này là thuần Dương hay theo Dịch lý là Thái Dương. Chính vì thế mà hình ảnh cây dừa được gắn liền với hình ảnh người chồng (Dương) đang trèo “thả” dừa ở trên còn người vợ (Âm) ở phía dưới tung váy ra “hứng” dừa từ chồng. Giờ lại tiến hành đối chiếu thân cây dừa này với các hình cong ở trên :

Từ đây có thể xác định các hình cong này đều muốn biểu đạt là ý mang nghia Dương , thuộc về Dương suy ra các dạng đối xứng ngược lại mang nghĩa Âm, thuộc về Âm :

Trong đó:

- Chữ mang nghĩa Âm (hình số "6" ngược) là: Còn tượng của nó là hình cong dạng ")" và phình to ở dưới.

- Chữ mang nghĩa Dương (hình số "6") là:

Có tượng là hình cong dạng "(" và phình to ở dưới.

- Hình cong lưỡi liềm : có nghĩa là duy Âm suy ra hình đối nghịch với nó mang nghĩa là duy Dương:

Ngoài ra hình cong : cũng mang nghĩa duy Âm như hình dải lụa trên áo người vợ trong tranh Hứng dừa.



Hãy để ý kỹ hình ảnh hai dải lụa trên váy của người vợ bạn sẽ thấy nó có hình cong võng xuống dưới. Biểu tượng cho sự chứa đựng, giống với hình lưỡi liềm nằm ngang trên ghế thầy đồ Cóc, có nghĩa là thuộc về Âm tính hay là duy Âm.

Dải lụa cong trên váy người vợ

Cần phân biệt rõ giữa chữ và tượng của chữ. Chữ ở đây chỉ có 2 chữ là Âm (hình số "6" ngược)
và Dương (hình số "6") tức Nòng O và Nọc ●. Còn tượng của chữ là những hình ảnh hay chi tiết trong tranh mang tính ước lệ để liên tưởng tới chữ. Đây chính là cơ sở để luận Âm Dương từ các hình tượng trong tranh dân gian Đông Hồ và cũng là chiếc chìa khóa để giải mã những ẩn ý dưới dạng hình ảnh của ông cha ta.

Mục Đồng
NGUYỄN NAM ANH

I.6 Tranh Chọi gà - tìm về Kinh Dịch thật sự


Để tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa của xoáy tròn trên hai bức tranh Đàn lợn âm bản và dương bản chúng ta phải tìm về vị thủy tổ của dân tộc ta, vị vua đầu tiên của dân tộc Việt. Đó là Kinh Dương Vương , cha đẻ của Lạc Long Quân.

Theo truyền thuyết thì Kinh Dương Vương là con trai của vua Đế Minh, Đế Minh là cháu 3 đời của Thần Nông dòng mặt trời Viêm Đế. Tức Đế Minh, Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân đều thuộc dòng dõi mặt trời. Điều này thể hiện rất rõ trên mặt Trống Đồng của dân tộc Lạc Việt, ở chính giữa mặt trống bao giờ cũng là hình mặt trời với nhiều tia sáng tỏa ra các hướng.

Tranh Chọi gà

Trong tranh Đông Hồ cũng có một bức tranh vẽ hình mặt trời tỏa sáng, đó là bức tranh Chọi gà. Đây là một bức tranh có bố cục hài hòa và rất cân xứng, thể hiện bằng hình ảnh hai con gà trống đang trong tư thế đối chọi nhau. Bạn có thấy hình mặt trời vẽ cách điệu cho phần cánh của gà và những chiếc lông tỏa ra xung quanh không. Nó giống như một hình tròn bị che lấp đi một nửa vậy. Nhìn kỹ sẽ thấy phần mặt trời ló rạng có hình tương tự như hình cong lưỡi liềm nhưng ở dưới thì to còn ở trên thì thon nhọn. Hình ảnh này có nhiều điểm tương đồng với hình nòng nọc uốn cong hơn là hình lưỡi liềm hay hình trăng khuyết.

tương đương


Còn các “tia sáng” thì cũng uốn cong theo chiều ngược lại:

Tương đương


Vậy là ở đây lại có một ẩn ý thông qua các hình cong. Giờ hãy vận dụng những gì đã khám phá được và Nguyên lý Âm Dương để diễn giải bức tranh này.

Từ hình ảnh cánh gà và các đường cong ta có thể suy ra được tính Âm Dương của nó:

Với gà trống quay mặt về bên phải: hình cánh gà này tương đương với O chồng lên ●, duy Dương thành O●

Với gà trống quay mặt về bên trái: Hình cánh gà tương ứng với ● chồng lên O , duy Âm thành ●O

Giờ hãy chú ý đến cái chân gà: Hai con gà này chỉ đứng trên có một chân, mỗi chân đều có 4 ngón và một cái cựa cong nhọn.

Các cụ nhà ta vẽ gà có cánh hình mặt trời tỏa sáng đứng trên một chân có 4 ngón, bên cạnh lại minh họa hình một cây hoa nhỏ phải chăng có ẩn ý gì. Cái cây tượng trưng cho sự sống thực vật sinh sôi nảy nở, mặt trời tượng trưng cho năng lượng, nhờ có mặt trời chiếu sáng thì cây cối mới tổng hợp được năng lượng và phát triển. Vậy đây ắt hẳn phải là một bức tranh nói về việc hình thành sự sống từ thủa sơ khai của vũ trụ, khi mà mặt trời tỏa những tia sáng đầu tiên khai sáng vũ trụ.

(Gà trống vẫn được coi là linh vật tượng trưng cho thần mặt trời thường thấy ở những nền văn minh nông nghiệp thờ mặt trời. Hình ảnh mặt trời được gắn với gà trống là rất phù hợp vì gà trống và mặt trời cùng là Dương, hơn nữa gà trống có cái mào đỏ là màu nóng, khiến ta liên tưởng đến hình ảnh mặt trời đỏ rực. Mặt trời tương đương với Càn 3 hào Dương ở đây cũng có 3 Dương là 2 gà trống và 1 mặt trời hoàn chỉnh ghép lại từ 2 mặt trời khuyết. Đuôi gà cũng được chia làm 3 đường cong tương đương với 3 hào dương.)

Trong Kinh Dịch có một câu là : “Thái Cực sinh Lưỡng Nghi , Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng , Tứ Tượng sinh Bát Quái”. Thái Cực ở đây nghĩa là điểm cùng cực, là thời điểm vũ trụ chưa hình thành, chưa có gì để phân biệt. Lưỡng Nghi ở đây là 2 nguyên tố khởi đầu có sự phân biệt đó là Âm và Dương. Nhưng có một điều nữa Kinh Dịch cũng có nói là trong Âm có Dương và trong Dương có Âm nghĩa là 2 Lưỡng Nghi này phải có cả Âm Dương trong nó. Hãy so sánh với hình 2 cánh gà mặt trời ta sẽ thấy có sự tương đồng:

Cánh gà bên phải có cả Âm lẫn Dương nhưng vì gà quay mặt về bên trái_duy Âm_nên Âm sẽ là tính chủ tức ●O.

Cánh gà bên trái có cả Âm Dương nhưng vì gà quay mặt về bên phải_duy Dương_nên Dương sẽ là tính chủ tức O● .

Đây chính là kí hiệu mã gen của 2 lưỡng nghi Âm và Dương mà ta đã xác định được từ phần trước (xem sơ đồ hình thành mã gen). Hai Lưỡng Nghi này kết hợp với nhau tạo ra Tứ Tượng. (quá trình này tương tự như quá trình lai ghep 2 tính trạng trội của 2 cá thể sẽ thu được 4 mã gen khác nhau). Tứ Tượng ở đây được điễn tả bằng 4 ngón chân của gà, vì thế mà gà chỉ đứng trên có 1 chân. Bốn ngón chân này nhân 2 lần (2 gà) theo duy Âm và duy Dương sẽ có được 8 quái đúng như trong Kinh Dịch. Sơ đồ lai ghép như sau:

Tứ Tượng Dương (chân bên trái có cựa cong theo chiều duy Dương) sinh ra 4 quái duy Dương là:

Tứ Tượng Âm (chân bên phải có cựa cong theo chiều duy Âm) sinh ra 4 quái duy Âm là:

Từ đây có thể đi đến kết luận là bức tranh Chọi gà chính là một sơ đồ từ Thái Cực à Lưỡng Nghi à Tứ Tượng à Bát Quái

Thái Cực ở đây quy ước là một hình tròn rỗng không có gì được ghép lại từ 2 hình mặt trời khuyết. (ảnh)

Từ sơ đồ mã hóa quá trình khởi nguyên vũ trụ dưới dạng hình ảnh này ta có thể diễn giải quá trình hình thành vũ trụ như sau:

Đầu tiên vũ trụ chỉ có duy nhất một thứ là Thái Cực không có gì phân biệt với nó nên cũng không có chuyển động. Không có vận tốc nên cũng không có thời gian và không không gian. Đó là thời điểm tuyệt đối |O|. rồi sau đó mầm Dương xuất hiện ●, mầm Dương này động đối nghịch với cái tĩnh O của Thái Cực , tương tác với Thái Cực để tạo ra 2 lưỡng nghi chứa đựng tính chất của cả O và ● tức Nòng và Nọc (trong khi Kinh Dịch coi Lưỡng Nghi chỉ có một thuộc tính)

Lưỡng Nghi Âm lấy tính Âm O làm chủ.

Lưỡng Nghi Dương lấy tính Dương ● làm chủ.

2 Lưỡng Nghi này lại tương tác với nhau để tạo ra Tứ Tượng

Tứ Tượng ơ đây chính là 4 tượng của 4 nguyên tố khởi đầu để hình thành nên sự sống. Lưu ý là tượng đại diện của 4 nguyên tố chứ không phải là 4 nguyên tố, bao gồm:

- Nước – Thủy,

- Ánh Sáng – Lửa (Hỏa),

- Đất – Thổ,

- Không khí_gió - Kim.

Phân Tứ Tượng làm 2 nhánh duy Âm và duy Dương ta được 8 quái.

………

Cứ như vậy vạn vật trong vũ trụ được hình thành sinh sôi này nở và phát triển để tạo nên thế giới đa dạng như ngày này. Tất cả mọi thứ đều chứa đựng trong nó 2 nhân tố cơ bản là Âm và Dương hay O và ●. Giống như mã nhị phân trong máy tính là 0 và 1 dùng để mã hóa những đối tượng từ ký tự đến hình ảnh, âm thanh, video đến đồ họa 3D… và mô phỏng các đối tượng tương tác với nhau gọi là thực tế ảo. Và nếu như có một chiếc máy tính có khả năng lưu trữ và tốc độ sử lí khổng lồ thì nó có thể mô phỏng cả vũ trụ này chỉ với 2 mã 0 và 1 ~ Âm và Dương.

Bức tranh này mô tả quá trình mới hình thành 4 nguyên tố chính nên chưa có màu xanh, toàn bộ bức tranh chỉ là màu đỏ và vàng , đen trên nền trắng.

Như vậy hình tròn đốm xoáy trên thân lợn mẹ trong tranh Đàn lợn không thể coi là Thái Cực được mà chỉ có thể coi đó là một biểu tượng Âm Dương thuần túy hoặc hình ảnh bọc trứng trong truyền thuyết Bọc trăm trứng của Tổ mẫu Âu Cơ.

Điều đó cũng cho thấy hình tượng bánh chuưng bánh dầy không phải là biểu tượng cho triết lí trời tròn đất vuông được. Mà bánh dầy hình tròn có màu trắng tinh khiết chính là biểu tượng cho Thái Cực còn bánh chưng là tượng trưng cho Tứ Tượng , cho 4 nguyên tố chính khởi đầu hình thành sự sống là:

- Gió (khí) : gạo nếp trắng (Kim)

- Nước : Nước có trong bánh sau khi luộc (Thủy)

- Lửa (ánh sáng) : Thịt nạc đỏ (Hỏa)

- Đất : Đỗ xanh màu vàng (Thổ)

Bốn nguyên tố này vận động và tương tác với nhau để tạo nên sự sống chính là màu xanh của lá rong bao bọc bên ngoài. Đúng là một hình ảnh tuyệt vời tượng trưng cho triết lí Âm Dương và để giải thích sự vận động của vũ trụ tạo nên sự sống. Đó chính là cốt lõi của Văn hóa Việt, mang đậm nét của nền văn minh nông nghiệp coi trọng tự nhiên và sự xung túc phồn thực. Là sản phẩm của một nền văn minh đã đạt tới một trình độ phát triển cao có thể hiểu thấu được quy luật vũ trụ và đúc kết lại thành một triết lí sống tối ưu là hòa mình với vũ trụ. Con người nơi đây sống giản dị và hồn hậu, sống gần gũi gắn bó với thiên nhiên và muông thú, trọng tình cảm và những giá trị tinh thần.

Mục Đồng
NGUYỄN NAM ANH