Wednesday, May 18, 2011

I.2 Thỉnh Thầy


Quay trở lại nội dung chính, ở phần trên chúng ta đã tiến hành phân tích hình đốm xoáy trên tranh Đàn lợn và nhận ra nó có hình 2 con nòng nọc đang trong tư thế cuộn tròn. Ngoài ra còn một điểm chú ý nữa đó là các vòng cung hình trăng lưỡi liềm được vẽ nổi bật bằng màu đỏ nằm ở má và đùi lợn mẹ. Hai hình cong này cũng có dạng đối nghịch nhau

2 hình cong ")" và "(" ở má và đùi lợn mẹ trong tranh Đàn lợn

Những hình cong này cộng với hình đốm xoáy kiểu nòng nọc được vẽ như vậy chắc chắn phải có ý đồ. Ý đồ đó là gì? Biết hỏi ai đây? Hỏi thầy chứ còn hỏi ai nữa. Thầy là người hay chữ, hiểu biết rộng lại tinh thông thiên văn, chắc chắn thầy sẽ biết. Các bạn có biết “thầy” mà tôi ám chỉ ở đây là ai không? Đó là Thầy đồ Cóc _ một bức tranh rất nổi tiếng nữa trong dòng tranh dân gian Đông Hồ. Cón ai biết rõ về Nòng Nọc hơn Thầy đồ Cóc đây nhỉ.

Thầy đồ Cóc

Nhìn xem kìa, Thầy ngồi rất là oai (Oai như cóc). Bụng Thầy chứa đầy một bụng “chữ”, đang ngồi quan sát đám học trò của mình. Vậy câu trả lời của Thầy là gì? Hãy nhìn vào chiếc ghế mà Thầy ngồi lên ta sẽ thấy câu trả lời. Đó chính là những biểu tượng hãy những kí tự được thể hiện giống như những hình trang trí bình thường.

Hoa văn trên ghế sau khi convert và phục dựng trên máy tính.

Hình tròn ở chính giữa chính là một loại chữ mà các nhà nghiên cứu gọi là chữ Nòng Nọc.

Loại chữ này có rất nhiều trên các Trống Đồng thời xưa bao gồm 2 ký hiệu là Nòng O và Nọc ●, tương đương với Âm và Dương. Loại chữ cổ này nhìn rất giống trứng cóc, mà trứng cóc lại nở ra nòng nọc. Điều đó có nghĩa rằng biểu tượng hình tròn có 2 con nòng nọc kia có liên quan đến loại chữ này. Vậy thì đây chính là chìa khóa để giải quyết vấn đề rồi.

Chữ Nòng Nọc trên Trống Đồng Ngọc lũ

Còn hình này nghĩa là gì?

Cũng là một hình có dạng đối xứng hai bên tuy nhiên phần bên phải có to hơn phần bên trái. Không lẽ đây cũng là một dạng khác của biểu tượng Âm Dương. Thử tách hình này ra làm đôi xem sao:

2 đường cong đối xứng hình số "6"

Giờ hãy so sánh với hình đốm xoáy để tìm ra sự tương đồng:

Rõ ràng đây chính là kí hiệu tối giản của hình 2 con Nòng Nọc . hãy xem sơ đồ sau:

Chữ Nòng Nọc_ trứng cóc nở ra nòng nọc được ký hiệu là: thì ký hiệu này cũng phải là một loại chữ thuộc loại chữ Nòng Nọc. Vấn đề nghĩa của nó là gì, là Âm hay là Dương, là Nòng O hay là Nọc ●.


Còn hình này :

Hình cong ")"

nó giống với hình cong ")" được vẽ nhấn mạnh ở phần đùi lợn mẹ trong tranh Đàn lợn.

Để hiểu được nghĩa của hình cong ")" ta hãy đối chiếu với đối tượng mà nó gắn lên là chiếc ghế. Chiếc ghế này có màu sắc chủ đạo là màu đen, chỉ có một dải đỏ ở giữa. Theo quan niệm Âm Dương thì màu đen là màu lạnh nên thuộc về tính Âm còn màu đỏ là màu nóng nên thuộc về tính Dương. Vậy là chiếc ghế này mang Âm là tính chủ, nghĩa là duy Âm, từ đó suy ra biểu tượng gắn lên nó cũng là duy Âm. Nghĩa là hình trăng lưỡi liềm ")" là duy âm còn hình đối nghịch với nó "(" là duy Dương. Giờ hãy so sánh các đường cong cùng phía để tìm ra cái nào là âm cái nào là dương trong 2 đường cong đối xứng hình số "6"

Điều này giải thích tại sao phần đường cong bên phải lại lớn hơn phần đường cong bên trái trong hình 2 đường cong đối xứng hình số "6". Bởi vì chiếc ghế mang Âm tính nhiều hơn Dương tính.

Ngoài ra còn một hình cong nữa trên ghế đó là cong nằm ngang hình cong này nằm độc lập và không có hình đối xứng với nó_giống như hình cong ")"_ điều đó chứng tỏ nó cũng chỉ một thuộc tính là duy Âm.

Vậy là đã xác định được đâu là Âm, đâu là Dương, giờ phải tiến hành kiểm chứng trong một bức tranh khác có thể hiện tính Âm Dương, đó là bức tranh Hứng dưa (mời bạn theo dõi tiếp phần sau).

Mục Đồng

NGUYỄN NAM ANH

No comments: