Wednesday, May 18, 2011

I.5 Bí mật cái mũi lợn


Vẫn là bức tranh Đàn lợn

Vậy là ở phần trên chúng ta đã tìm ra bí mật đầu tiên của đốm xoáy này đó là biểu tượng mang tính Âm Dương chuyển hóa, trong Âm có Dương và trong Dương có Âm. Giờ ta sẽ đi tìm lời giải cho câu hỏi đây có phải là hình tượng bọc trứng của mẹ Âu Cơ trong truyền thuyết Bọc trăm trứng hay không?

Trong truyền thuyết có nói rằng Tổ mẫu Âu Cơ kết hôn với Tổ phụ Lạc Long Quân rồi sinh ra một cái bọc có 100 trứng nở ra 100 người con chính là các Vua Hùng tổ tiên của dân tộc Việt Nam ngày nay. Vì lí do là Âu Cơ thuộc mệnh Hỏa (lửa) còn Lạc Long Quân mệnh Thủy (nước), Thủy Hỏa tương khắc không thể sống cùng nên họ đã chia ra 50 người con theo mẹ lên núi còn 50 người con theo cha xuống biển, mỗi người chiếm lĩnh một phương.

Vậy thì chi tiết nào trong bức tranh này có liên quan đến truyền thuyết kia. Xin thưa đó là cái mũi lợn. Cái mũi này có hình dạng khá đặc biệt và được vẽ một cách nổi bật giống như những hình cong và đốm xoáy. Phân tích cái mũi này ta sẽ thấy nó được ghép lại bởi 4 hình tròn đặc màu đỏ và 2 chấm tròn đen.

Nghĩa là 4 Nòng O và 2 Nọc ● tỉ lệ là 1:2 tương đương với 2 Nòng O và 1 Nọc ●. Với 3 kí tự này ta có 3 cách sắp xếp như sau : OO● , ●OO hay O●O . Nhưng vì đầu lợn mẹ có ký hiệu duy Dương "(" ở má và quay về bên phải nên tính Dương ● sẽ là tính trội vì thế sẽ là OO● tức là OO của ● .

Đối chiếu với 8 quái trong Kinh Dịch ta thấy OO● tương đương với quái Cấn . Cấn nghĩa là núi, núi chính là nơi Tổ mẫu Âu Cơ cùng 50 người con sinh sống, đúng như trong truyền thuyết. Vậy thì hình tượng lợn mẹ cùng 5 lợn con trong tranh Đàn lợn có một ý nghĩa là : mẹ Âu Cơ cùng 50 người con và hình đốm xoáy kia còn có một nghĩa là bọc trứng có chứa 2 đặc tính di truyền là Âm và Dương – nước và lửa, còn cái mũi màu đỏ (lửa) tượng trưng cho quái Cấn – Núi là nơi sinh sống của họ.

Đúng là một khám phá thú vị và thật khó mà tưởng tượng nổi !!

Bức tranh Đàn lợn miêu tả hình ảnh Tổ mẫu Âu Cơ cùng 50 người con lên núi, vậy còn bức tranh nào sẽ miêu tả hình ảnh 50 người con theo Tổ phụ Lạc Long Quân xuống biển? Xin thưa đó là bức tranh Đàn cá. Đàn cá để đối với Đàn lợn thật là quá chỉnh và chuẩn. Tại sao tôi lại nói như vậy? Bởi vì thứ nhất bức tranh này cũng có môt cá chép to có râu (cha) và 5 cá chép nhỏ tương tự như bức tranh Đàn lợn. Thứ 2 cá chép tượng trưng cho hình tượng cá chép hóa rồng (Long) thường thấy ở phương Đông. Thứ 3 cá chép sống ở nước (Thủy). Đây chính là 3 điểm cơ bản đầu tiên, còn bây giờ hãy đi sâu vào chi tiết.

Vâng, lại là một biểu tượng trăng lưỡi liềm ")" quen thuộc ở mang cá cùng với hình đầu cá quay về bên trái, cả hai điều này có một nghĩa chung là duy Âm. Chi tiết tiếp theo đó là cái vây cá:

tương đương tương đương

Ngoài ra hãy chú ý vào đôi mắt của cá:

tương đương tương đương

= 1 Nọc ● và 2 Nòng O

Ở cả vây và mắt cá thì hình tròn Nọc đều được vẽ to đậm bằng màu đen (Thủy – nước).

Tương tự như mũi lợn, với 3 kí tự trên ta cũng có được 3 cách sắp xếp. Nhưng đây là một bức tranh duy Âm nên phải sắp xếp thành ●OO tức là ●O của O . Đối chiếu với 8 quái ta sẽ thu được quái Chấn (Xem bảng ký hiệu Bát Quái theo kí tự Nòng Nọc). Chấn nghĩa là Biển là nước đối nghịch với Cấn là núi. Hai quái này đúng là có hình dạng ngược nhau.

Vậy thì bức tranh cá chép với cái đầu cá có đôi mắt đen (Thủy – nước) quay về bên trái (duy Âm) chính là hình ảnh tượng trưng cho Tổ phụ Lạc Long Quân, còn 50 người con theo cha xuống biển được tượng trưng bằng 5 cá con. Thật là quá chuẩn và chỉnh còn gì!?

Bảng ký hiệu Bát Quái theo kí tự Nòng Nọc:

Tổng kết lại 2 bức tranh Đàn cá và Đàn lợn bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ so sánh 2 bức tranh Đàn cá và Đàn lợn

Đến đây chắc chắn sẽ có người nghi ngờ không tin vào những gì tôi vừa nói. Có thể bạn nghi đây chỉ là một sự trùng lặp giữa truyền thuyết và tranh vẽ hoăc nghĩ rằng đây chỉ là suy diễn dựa trên những tưởng tượng mang tính cá nhân, không đủ bằng chứng để chứng minh tính xác thực.

Bạn nói tôi tưởng tượng vậy ông cha ta xưa chẳng phải cũng tưởng tượng để vẽ ra những bức tranh này sao? Và cũng phải dựa trên một thực tế nào đó để tưởng tượng chứ? Và rồi bây giờ tôi cũng dựa vào những bức tranh này để tưởng tượng ra cái thứ mà ông cha ta đã dựa vào đó mà tưởng tượng. Vậy thì đó là tưởng tượng có lí hay vô lí ?!

Mục Đồng

NGUYỄN NAM ANH

2 comments:

unnghe said...

Hay that,cau cung that dang ne do! Nhung tai sao lai chon loai lon de tuong trung cho me Au Co va 50 nguoi con len rung nhi?sao ko chon con vat khac nhi?

Unknown said...

Chuyện lạc long quân âu cơ bị phản bác đưa ra khỏi sách vì được cho là loạn luân rồi mà