Tuesday, May 17, 2011

Phần I : Sự Khởi Nguồn



Hãy bắt đầu bằng những điều gây chú ý nhất, những thứ gây ấn tượng nhất, gợi trí tưởng tượng và không ngừng đặt câu hỏi về nó. Hãy vận dụng khả năng suy tưởng (suy luận và tưởng tượng) để kết nối mọi thứ lại và khám phá. Đó là cách để loài người có được những khám phá vĩ đại và phát triển được như ngày nay.

Trong tất cả những bức tranh Đông Hồ còn lưu truyền lại được thì bức tranh Đàn lợn là bức tranh có nhiều điểm nổi bật nhất, nhiều ẩn ý nhất và các chi tiết có tính biểu trưng nhất.


Chi tiết đâu tiên đáng chú ý nhất nằm ngay trung tâm bức tranh, đó là hình tròn “đốm xoáy” trên thân lợn mẹ. Nếu nói 2 hình tròn trên thân lợn con là đốm xoáy thì có thể tạm chấp nhân nhưng đốm xoáy trên thân lợn mẹ thì khó có thể chấp nhận được.

Dốm xoáy trước khi convert



Đốm xoáy sau convert và phục dựng lại trên máy tính


Đây rõ ràng là một hình tròn được phân chia làm hai phần (màu đỏ và màu xanh) bằng một đường cong. Sử dụng kỹ thuật đồ họa để tách riêng 2 phần này ra, ta sẽ có hình sau:


Nào, giờ hãy sử dụng trí tưởng tượng của mình nhé. Bạn thấy nó có giống 2 sinh vật nào đó đang ở tư thế uốn cong không. Sinh vật nào mà đầu thì to còn thân và đuôi nhỏ dần nhỉ. Chính xác đó là 2 con nòng nọc. Nòng nọc chính là giai đoạn trung gian phát triển từ trứng tới Cóc, Ếch , Nhái… nói chung là các sinh vật lưỡng cư. Nòng nọc là giai đoạn khởi đầu của chu kỳ sự sống. Vậy phải chăng hình ảnh “đốm xoáy” trên thân lợn mẹ chính là hình ảnh tượng trưng cho sự sinh nở, một bọc trứng chứa đựng di thể gen của 2 sinh vật nào đó. Càng có thể hơn khi đối chiếu với đối tượng mà nó gắn lên : lợn mẹ cùng hình ảnh đàn con bụ bẫm.

Nếu đây là bọc trứng thì càng không thể là bọc trứng của lợn mẹ được vì lợn là động vật có vú. Phải chăng đây chính là hình tượng bọc trứng của mẹ Âu Cơ trong truyền thuyết Bọc trăm trứng của dân tộc ta?!

Điều đáng chú ý nữa đối với “đốm xoáy” này là sự đối xứng mang tính hình học. Đó là sự đối xứng của 2 con “Nòng Nọc” qua tâm tròn, hai điểm tượng tự trên 2 con “Nòng Nọc” này luôn đối xứng với nhau qua tâm hình tròn:


Xét ở góc độ hình học thì đây rõ ràng là một biểu tượng đối xứng và có nhiều điểm tương đồng với biểu tượng Âm Dương hay đĩa Thái Cực trong Kinh Dịch (xem phần sau: Thái Cực):

Phải chăng thông qua hình ảnh “đốm xoáy” trên thân lợn mẹ, ông cha ta_tác giả của tranh Đông Hồ_ muốn truyền tải một thông điệp nào đó có liên quan đến những truyền thuyết về nguồn gốc của dân tộc Việt và học thuyết Âm Dương Ngũ Hành ??

Đây chính là những suy nghĩ đầu tiên xuất hiện trong đầu tôi khi ngồi ngắm nhìn bức tranh này tại phòng làm việc ở cty. Suy nghĩ này đã ám ảnh tôi trong một thời gian dài và tôi đã bỏ ra rất nhiều thời gian để tìm kiếm thông tin cũng như tài liệu liên quan. Tôi đã bị cuốn hút đến mức trong phòng làm việc của tôi chỉ treo mỗi tranh Đông Hồ thôi, thậm chí tôi đã bỏ luôn cả công việc đang làm khá tốt để có nhiều thời gian dành cho việc giải đáp bí ẩn này mặc dù chưa biết chuyện này sẽ đi đến đâu. Chính vì quyết định này mà tôi đã phải chịu rất nhiều sự chỉ chích từ phía gia đình và người thân, thậm chí có người nghĩ tôi bị điên! Nhưng mà tôi để ngoài tai hết. Vốn tính máu phưu lưu lại ngang như cua nên đã thích làm gì thì khó ai có thể cản tôi, đã quyết làm gì thì phải làm đến cùng. Nói thật là tôi thấy mình cũng hơi… hồ đồ, có lẽ chỉ có mỗi một điều có thể lí giải cho hành động thiếu chín chắn ấy, đó là sự bốc đồng liều lĩnh của tuổi trẻ. Nhưng nghĩ cho cùng thì nếu không có phút bốc đồng đó thì giờ đây cuốn sách này đã không đến được tay bạn rồi và bí mật này sẽ được một người khác tìm ra chứ không phải là tôi. Âu cũng là cái số!

Mục Đồng

NUYỄN NAM ANH

No comments: