Để giúp bạn đọc tiếp cận tốt hơn với nội dung cuốn sách và cũng là cơ sở để đi vào khám phá bí ẩn đằng sau những bức tranh dân gian Đông Hồ, tôi xin dành một phần nhỏ để trình bày vắn tắt những kiến thức cơ bản về Kinh Dịch, một cuốn sách kinh điển có từ thời Trung Hoa cổ đại. Nó là một hệ thống tư tưởng triết học dựa trên nguyên lí Âm Dương.
Những ai đã từng tìm hiểu về Kinh Dịch thì cũng đều biết một câu là: “Dịch hữu Thái Cực, thị sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái”.
Dịch ở đây nghĩa là quá trình biến hóa của vũ trụ, quá trình đó có khởi điểm là Thái Cực, từ Thái Cực mới sinh ra Lưỡng Nghi, rồi Lưỡng Nghi sinh ra Tứ Tượng, rồi Bát Quái. Vậy nguồn gốc của vũ trụ là Thái Cực. Trong đó tiềm phục hai đối tượng trái ngược nhau về tính chất là Lưỡng Nghi (thị sinh Lưỡng Nghi).
Với câu trích đẫn này có thể thấy điểm mâu thuẫn. Nghĩa của từ Thái Cực (Thái: lớn quá, cao xa quá. Cực: chỗ tận cùng, chỗ chấm dứt) là lớn hơn hết, cao hơn hết hoặc trước hết cả. Là điểm cùng cực tồn tại duy nhất một mình Thái Cực không có gì để phân biệt vậy thì không thể tiềm phục sẵn Lưỡng Nghi có tính chất đối nghịch nhau trong đó được.
Lưỡng Nghi được ký hiệu là:
- Một vạch liền là Dương (hào Dương)
- Một vạch đứt là Âm (hào Âm)
Lấy 2 hào chồng lên nhau rồi đảo chỗ ta được 4 Tượng:
Xin lưu ý là Tượng ở đây có nghĩa là tượng trưng cho một tính chất của một thứ nào đó chứ không phải thứ đó. VD: mây đen là tượng của mưa vì nhìn mây đen người ta sẽ nghĩ đến mưa chứ không phải mây đen là mưa.
Lần lượt lấy 2 hào Âm và Dương chồng lên 4 Tượng trên ta sẽ có 8 quái, mỗi quái 3 hào: (chuyển sang mã nhị phân ta co các quái tương đương với các số ở dưới)
Tương truyền là lúc đầu Phục Hi sắp xếp 8 quái theo hình tròn dựa vào đồ hình Hà Đồ nhìn thấy trên lưng con Long Mã gọi là Tiên Thiên Bát Quái (Điều này khiến cho Kinh Dịch mang màu sắc huyền bí khó xác định rõ nguồn gốc):
Tiên thiên Bát Quái
Hà Đồ
Rồi sau đó Văn Vương lại sắp xếp lại theo đồ hình Lạc Thư của mình gọi là Hậu Thiên Bát Quái (Vấn đề về nguồn gốc thật sự của Kinh Dịch vẫn là điều gây tranh cãi trong giới lý học) :
Hậu thiên Bát quái
Lạc Thư
Lưu ý : Người Trung Hoa xưa coi hướng Bắc ở phía dưới còn hướng Nam ở phía trên.
Trùng quái (quái kép):
Chỉ có 8 quẻ với 24 hào thì không thể diễn tả hết được các hiện tượng sự vật trong vũ trụ nên phải chồng thêm một lần nữa. Lần này không lấy vạch Âm Dương chồng lên nữa mà lấy chọn một quái chồng lên 8 quái, như vậy ta được 8x8 = 64 quẻ, mỗi quẻ có 6 hào, 64x6 = 384 hào. Đủ để điễn dịch được khá nhiều vấn đề hiện tượng.
Trong quan niệm Âm Dương có một quy luật được đa số các học giả công nhận là : Âm Dương chuyển hóa, ở trong Âm có Dương và trong Dương cũng có Âm. Có nghĩa là trong mọi sự vật sự việc từ nhỏ đến lớn đều có sẵn tính đối nghịch. Trong sự sống có mầm chết, trong sự thịnh có mầm suy. Một con người được sinh ra là bắt đầu quá trình tiến dần đến cái chết, mà chết là bắt đâu một cuộc sống khác, là tái sinh dưới một hình thức khác. Không thể có Dương mà không có Âm, có sống mà không có chết, có thịnh mà không có suy, có thiện mà không có ác. Phải có đủ cả hai thì mới thành một hiện tượng được. Có như vậy thì vũ trụ này mới tồn tại được.
Mọi sự biến hóa trong vũ trụ chỉ là một quá trình Sinh_Thành_Trụ _Diệt, diệt rồi lại sinh. Quá trình đó cứ lặp đi rồi lại lặp lại và vũ trụ mà chúng ta đang thấy chỉ là một trong hàng triệu lần vũ trụ đã từng như thế.
Mục Đồng
NGUYỄN NAM ANH
No comments:
Post a Comment