Wednesday, May 18, 2011

I.3 Tranh Hứng dừa_ Âm - Dương


Thoạt nhìn ta chỉ thấy đây là một bức tranh nói về cảnh sinh hoạt rất bình dị của cư dân vùng nhiệt đơi. Có sự tham gia của đầy đủ các thành viên trong gia đình. Nói chung đây là một hình ảnh rất đẹp về mối quan hệ gia đình khăng khít xum vầy, một nét đặc thù của Văn hóa Việt.

Vậy thì có gì đặc biệt ở bức tranh này? Hãy để ý vào hình ảnh cây dừa, mang tính ước lệ rất cao. Trước hết hãy đặt câu hỏi Tại sao lại chọn cây dừa mà không phải cây cau? Vì thứ nhất cây dừa mọc cong còn cây cau mọc thẳng, thứ hai là gốc dừa thường phình to dễ làm người xem liên tưởng đến hình nòng nọc đầu to còn đuôi và thân nhỏ dần. Giờ hãy tiến hành phân tích mổ sẻ cái cây này.

Cây dừa có hình cong "("


Cây dừa này có thân hình cọc hay cột (Dương tính) được ghép lại từ nhiều khấc có hình vạch ngang giống như hào Dương trong Kinh Dịch, mỗi khấc lại có nhiều chấm nhỏ ● (Nọc – Dương). Vậy có nghĩa thân cây dừa này là thuần Dương hay theo Dịch lý là Thái Dương. Chính vì thế mà hình ảnh cây dừa được gắn liền với hình ảnh người chồng (Dương) đang trèo “thả” dừa ở trên còn người vợ (Âm) ở phía dưới tung váy ra “hứng” dừa từ chồng. Giờ lại tiến hành đối chiếu thân cây dừa này với các hình cong ở trên :

Từ đây có thể xác định các hình cong này đều muốn biểu đạt là ý mang nghia Dương , thuộc về Dương suy ra các dạng đối xứng ngược lại mang nghĩa Âm, thuộc về Âm :

Trong đó:

- Chữ mang nghĩa Âm (hình số "6" ngược) là: Còn tượng của nó là hình cong dạng ")" và phình to ở dưới.

- Chữ mang nghĩa Dương (hình số "6") là:

Có tượng là hình cong dạng "(" và phình to ở dưới.

- Hình cong lưỡi liềm : có nghĩa là duy Âm suy ra hình đối nghịch với nó mang nghĩa là duy Dương:

Ngoài ra hình cong : cũng mang nghĩa duy Âm như hình dải lụa trên áo người vợ trong tranh Hứng dừa.



Hãy để ý kỹ hình ảnh hai dải lụa trên váy của người vợ bạn sẽ thấy nó có hình cong võng xuống dưới. Biểu tượng cho sự chứa đựng, giống với hình lưỡi liềm nằm ngang trên ghế thầy đồ Cóc, có nghĩa là thuộc về Âm tính hay là duy Âm.

Dải lụa cong trên váy người vợ

Cần phân biệt rõ giữa chữ và tượng của chữ. Chữ ở đây chỉ có 2 chữ là Âm (hình số "6" ngược)
và Dương (hình số "6") tức Nòng O và Nọc ●. Còn tượng của chữ là những hình ảnh hay chi tiết trong tranh mang tính ước lệ để liên tưởng tới chữ. Đây chính là cơ sở để luận Âm Dương từ các hình tượng trong tranh dân gian Đông Hồ và cũng là chiếc chìa khóa để giải mã những ẩn ý dưới dạng hình ảnh của ông cha ta.

Mục Đồng
NGUYỄN NAM ANH

No comments: