Thursday, May 19, 2011

I.7 Ý nghĩa của sự đối xứng


Có một bức tranh có ý nghĩa và bố cục tương tự như bức tranh Chọi Gà đó là bức tranh Chọi Trâu. Bức tranh này cũng có một nội dung tương tự là miêu tả quá trình ban đầu hình thành vũ trụ (khởi nguyên)

Ở bức tranh Chọi gà ta đã thấy hình tượng Lưỡng Nghi được thể hiện qua hình ảnh 2 cánh gà của 2 con gà trống đối xứng nhau, vậy ở bức tranh này Lưỡng Nghi ẩn chứa ở chỗ nào? Dễ dàng nhận ra ngay ở hai cái sừng cong trên đầu trâu.

So sánh với hình cong ở các bức tranh mà ta đã xét Âm Dương sẽ thấy ngay sự tương đồng. Một cặp sừng trâu chính là biểu tượng cho Âm Dương, sừng bên trái là Dương còn sừng bên phải là Âm. Hai con trâu cũng ở tư thế đối chọi nhau nên ta cũng có 2 cặp sừng tương ứng với 2 Lưỡng Nghi :

Trâu bên trái có đầu quay về bên phải nên là duy Dương , vì thế mà sừng bên phải tượng trưng cho Âm bị che khất đi một phần. Ta có lưỡng nghi O● tức Âm của Dương.

Trâu bên phải có đầu quay về bên trái nên là duy Âm, vì thế mà sừng bên trái bị ẩn đi chỉ vẽ mỗi sừng bên phải.

Ta có Lưỡng Nghi ●O tức Dương của Âm.

Ở mỗi trâu đều có 4 chân tượng trưng cho Tứ Tượng Âm và Tứ Tượng Dương. Cộng lại ở cả 2 trâu ta có 8 quái. Thật là quá hợp lí!!

Có một điểm đáng chú ý là cái đuôi trâu. Trâu bên trái có đuôi cong là tượng của Âm, trâu bên phải có đuôi thẳng đứng là tượng của Dương. Điều này có liên quan đến sự chuyển hóa Âm Dương thường thấy trong các cặp đối xứng giống như bức tranh Đàn lợn Âm bản và Dương bản. Đầu trâu là Dương rồi thì đuôi sẽ Âm và ngược lại đầu là Âm thì đuôi sẽ là Dương _ Âm Dương chuyển hóa, Âm trong Dương và Dương trong Âm.

Có một điểm thú vị nữa ở cái đuôi trâu này là phần lông ở cuống đuôi trâu bao giờ cũng được vẽ cách điệu theo hình lá đa, khiến ta liên tưởng đến trò chơi Trâu lá đa mà ngày xưa bọn trẻ con vân thường chơi. Con trâu làm từ chiếc lá đa là một sản phẩm đầy tính sáng tạo thể hiện sự khéo léo, thông minh và trí tưởng tượng tuyệt vời của người Việt mà cụ thể ở đây là đám trẻ mục đồng, mang đậm nét văn hóa dân gian: dản dị, mộc mạc và gần gũi với thiên nhiên.

Ngoài ra số đốm xoáy trên lưng hai trâu cũng khác nhau. Trâu bên trái có 4 đốm xoáy, số 4 là số chẵn _ âm, chuyển sang hệ nhị phân sẽ là 100 tức ●OO , vì trâu này duy Dương nên sẽ phải là O O ● nghĩa là quái Cấn . Trâu bên phải có 5 đốm xoáy, 5 là số lẻ _ Dương, chuyển sang hệ nhị phân là 101 tức ●O● , vì trâu này duy Âm nên sẽ phải là ●●O nghĩa là quái Đoài . Hai quái này ở vị trí đối xứng nhau trong Tiên Thiên Bát Quái và tổng các hào có tỉ lệ Âm Dương là cân bằng. Đoài ở đây mang nghĩa là nước, hoàn toàn phù hợp với màu sắc đen (Thủy) của trâu. Còn Cấn nghĩa là núi tượng của đất. Đất và nước là nền tảng cho sự sống phát triển, tiếp đó là ánh sáng và không khí.

Như vậy hình ảnh 2 trấu chọi nhau và đốm xoáy trên 2 con trâu cho thấy tính vừa đối xứng vừa cân bằng về Âm Dương. Điều này phù hợp hoàn toàn với nguyên lí Âm Dương. Nói chung đây là một bức tranh thể hiện rất rõ nguyên lí Âm Dương và lý thuyết về sự khởi nguyên vũ trụ.

Ở bức tranh này cũng dễ thấy là màu xanh rất ít và nằm rải rác trên nền màu đen (Thủy) à diễn tả thời kỳ khởi nguyên mới có những sự sống ở dạng sơ khai trong nước như tảo…

Cả hai bức tranh Chọi trâu và Chọi gà đã cho thấy một bằng chứng là: ông cha ta ngày xưa nếu như không phải là tác giả của Dịch thì cũng là những bậc thầy trong việc sử dụng Dịch. Nó thể hiện một nền tri thức đã đạt tới trình độ có thể hiểu thấu qui luật của vũ trụ, qui luật tiến hóa của muôn loài. Và những kiến thức đó đã được nâng lên tầm triết học, được thể hiện ở mọi mặt trong cuộc sống, ngay cả trong nghệ thuật - tranh vẽ.

Cách phân bố quẻ Dịch của Trung Hoa hoàn toàn là bắt trước mà không hiểu dõ nguyên lí. Chỉ đơn thuần sắp xếp các hào Âm Dương theo kiểu hệ nhị phân nên không thể hiện được rõ yêu tố “Thái Cực sinh Lưỡng Nghi , Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng , Tứ Tượng sinh Bát Quái” và “trong Âm có Dương, trong Dương có Âm”. Dịch của Trung Hoa là Dịch học theo triết lí Âm Dương của ông cha ta, tự suy diễn ra Bát Quái rồi gán ghép cho nó với đồ hình Hà Đồ của vua Phục Hi là hoàn toàn ngộ nhận.


Mục Đồng
NGUYỄN NAM ANH

No comments: